Tuổi thọ của sơn epoxy kéo dài trong bao lâu ?

Trong quá trình thi công và tư vấn thi công sơn epoxy, câu hỏi mà chúng tôi hay gặp nhất là tuổi thọ của sơn epoxy? Sơn epoxy bền được bao lâu? có phù hợp dùng cho nhà xưởng có tải trọng, xe nâng, xe kéo, đi bộ..vv.. hay không?

Để trả lời cho câu hỏi trên, chúng ta sẽ nêu ra những đặc tính ảnh hưởng tới độ bền của sơn epoxy như điều kiện thi công, công tác chuẩn bị mặt bằng và tâm lý lựa chọn của chủ đầu tư.

Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa, ở khu vực Miền Nam khí hậu có phần thuận lợi hơn so với miền Bắc cho việc thi công sơn epoxy do không có mùa đông lạnh và mùa xuân ẩm ướt kéo dài.

Vào mùa khí hậu ẩm sẽ gây trở ngại do độ ẩm không khí cao, đặc biệt đối với đa số mặt sàn do hơi ẩm tràn vào gây hiện tượng đọng sương ẩm ướt trên bề mặt sàn ( hiện tượng nồm), ảnh hửởng tới độ bám dính của sơn lên bề mặt sàn, có thể gây bong rộp do bê tông bị dính ẩm tạo hơi nước đẩy bong màng sơn. Vậy thời gian tốt nhất cho việc thi công sơn epoxy là mùa thu và mùa hè.

Chuẩn bị mặt bằng bê tông cho công tác sơn epoxy là yếu tố quyết định chủ yếu tới độ bền của sơn epoxy. Mặt sàn tiêu chuẩn bao gồm các yếu tố :

– Chống thấm bê tông ( trước khi đổ bê tông sàn cần được trải thảm nilon hoặc vải địa kỹ thuật chống ẩm ngược)

– Bê tông đổ mác 200-300 có sử dụng máy xoa mặt công nghiệp tạo bề mặt phẳng mịn ( chú ý không nên xoa bóng quá sẽ làm giảm khả năng bám dính của màng sơn)

– Bê tông không bị nhiễm bẩn hóa chất như dầu mỡ, muối, đường, …vv

– Sàn bê tông đổ mới thường sau 20-30 ngày mới khô hoàn toàn, tiến hành kiểm tra độ ẩm bằng máy chuyên dụng khi đạt độ ẩm cho phép mới có thể thi công được.

Lựa chọn quy cách sơn cho phù hợp với mục đích sử dụng là yếu tố quyết định đến tuổi thọ của sơn.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều mức giá thi công epoxy khác nhau, thường phân khúc giá rẻ là điểm đến của đa số các chủ đầu tư, mặc dù trong nhiều trường hộp nó không đảm bảo được độ bền cho nhu cầu và đặc tính sử dụng.

Đối với phân khúc giá rẻ ( loại dày 0,2-0,3mm), sơn có thành phần chất rắn thấp, độ chịu mài mòn kém, độ bóng trung bình hoặc kém tùy các hang sản xuất. Thường chu trình phải sơn lại sẽ là 4-5 năm trong các điều kiện như sau: Mặt bằng bê tông chuẩn bị tốt, điều kiện thi công thuận lợi, sử dụng đi lại nhẹ nhàng, không chịu tải trọng lớn , không chịu lực đập, ma sát kéo…đối với loại này sơn gốc dung môi sẽ có độ cứng, và độ bền hơn so với sơn gốc nước.

Đối với phân khúc trung bình ( chiều dày 0,3-0,4mm)

Sơn có thành phần chất rắn cao, độ chịu mài mòn cao, độ bóng cao, đối với quy cách này, chủ đầu tư có thể yên tâm sử dụng cho các mặt sàn có nhu cầu sử dụng cho tải trọng dưới 5 tấn, chịu được mài mòn và ma sát tốt, với tuổi thọ màng sơn epoxy trên 5 năm.

Sơn tự san phẳng: thường có chiều dày 1mm trở lên, thi công bằng phương pháp đổ sơn ( không sử dụng rulo), thành phần chất rắn 100%, không sử dụng dung môi, độ cứng cao, chịu mài mòn, va đập, tải trọng lớn. Đối với loại này có độ bền cao, sơn chỉ bị bong khi nền bê tông bị ẩm hoặc dính hóa chất do chuẩn bị không tốt.

Ngoài những yếu tố trên, yếu tố con người cũng quyết định tới độ bền sản phẩm, những nguyên nhân chúng tôi hay gặp dẫn tới bong sơn như: Rửa bằng nước, lau ẩm thường xuyên, sử dụng quá tải trọng và ma sát cho phép, sử dụng balet, xe nâng không giữ gìn…

Hy vọng bài viết cung cấp chút thong tin có ích cho các bạn trong việc lựa chọn quy cách sơn và nhà thầu thi công.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận