Sơn nội thất được sử dụng cho bên trong nhà. Loại sơn nước này ít có khả năng chống rêu mốc, không chịu tác động của môi trường.
Sơn ngoại thất là loại sơn nước sử dụng cho bên ngoài công trình. Loại sơn này có khả năng chống rêu mốc, chịu tác động của môi trường.
Nếu dùng sơn nội thất cho bên ngoài công trình thì sẽ xảy ra các hiện tượng như: Màng sơn bị phấn hóa, màng sơn bị rêu mốc, màng sơn bị ba màu.
Tuổi thọ của lớp sơn nước là bao lâu? Phụ thuộc vào điều kiện gì?
Tuổi thọ của lớp sơn nước phụ thuộc vào điều kiện thi công và chủng loại sản phẩm. Thông thường các loại sơn nước cao cấp dùng ngoài trời có tuổi thọ tối đa là 8 năm. Sơn nội thất có tuổi thọ từ 3 – 8 năm.
Các màu sơn nước có khác nhau về giá thành không?
Màu sơn nước phụ thuộc vào loại nguyên liệu màu được sử dụng và cường độ màu. Vì thế sẽ có sự chênh lệch giá giữa màu thường và màu đặc biệt. Chỉ cần có mẫu màu thì hoàn toàn có thể đặt màu theo yêu cầu.
Màu sơn nước có bị phai theo thời gian không?
Màu trên bảng màu và màu trên thực tế có sự chênh lệch chút ít vì còn phụ thuộc vào kỹ thuật in ấn. Thông thường màu trên thực tế sẽ đậm hơn màu trên bảng màu một chút vì do màu thực tế được sơn trên diện tích rộng hơn. Ngoài ra màu trên bảng màu sáng hơn hay đậm hơn lại phụ thuộc vào loại màu, không gian và ánh sáng.
Dưới tác động của môi trường thì màu sắc sẽ phai dần theo thời gian. Chất lượng và độ bền màu phụ thuộc vào chất lượng sản phẩm, điều kiện bề mặt và điều kiện thi công.
Những thành phần cơ bản
– Chất kết dính( chất tạo màng)
– Bột màu/bột độn, phụ gia.
– Dung môi…
Chất kết dính: Là chất kết dính cho tất cả các loại bột màu và tạo màng bám dính trên bề mặt vật chất. Chất kết dính sử dụng trong sơn nước đươc xác định bởi loại sơn, khả năng sử dụng và mục đích sử dụng. Chất kết dính phải bảo đảm về khả năng bám dính, liên kết màng và độ bền màng.
Bột độn (Extender): Bột độn được sử dụng trong thành phần của sơn nhằm cải tiến một số tính chất sản phẩm như; tính chất màng sơn (độ bóng, độ cứng, độ mượt…), khả năng thi công, kiểm soát độ lắng. Chất độn thường được sử dụng như: Carbonate calcium, Kaoline, Oxide titan, Talc.
Bột màu (Pigment): Nguyên liệu màu sử dụng trong sơn thường là dạng bột. Chức năng chính của màu là tạo màu sắc và độ che phủ cho sơn. Ngoài ra, màu còn ảnh hưởng một số tính chất màng sơn như: độ bóng, độ bền…
Màu gồm hai loại: Vô cơ và Hữu cơ.
Màu vô cơ (màu tự nhiên): Tông màu thường tối, xỉn nhưng cho độ phủ cao, độ bền màu tốt.
Màu hữu cơ (màu tổng hợp): Tông màu tươi sáng, cho độ phủ thấp, độ bền màu thấp hơn màu vô cơ.
Phụ gia: Là loại chỉ sử dụng với một lượng rất nhỏ nhưng làm tăng giá trị sử dụng, khả năng bảo quản, tính chất của màng.
Dung môi: Là chất hòa tan nhựa hay pha loãng sơn. Đặc tính nhựa trong sơn sẽ quyết định loại dung môi được sử dụng.
Bảo quản
Thời gian lưu trữ của sơn nước phụ thuộc vào chất lượng của sơn chứa trong thùng và thời hạn bảo quản sơn.
Cách bảo quản như sau: Để thùng sơn nước thẳng đứng, nắp thùng phải đậy kín. Tồn trữ nơi thoáng mát, tránh nơi có nhiệt độ cao.
- Thi công sơn chất lượng cao: https://sonklc.com/
- Quy trình vệ sinh sàn sau khi sơn nhà.