Thi công sơn epoxy – Thi công sơn tự san phẳng

“Công ty Kim Loan chuyên phân phối và thi công sơn Epoxy hàng đầu Việt Nam. Với nhiều năm kinh nghiệm, chuyên nhận thi công sơn epoxy, kho xưởng, văn phòng, bệnh viện, trường học, sơn sàn nhà, trung tâm thể dục & thể thao, trong nhà, ngoài trời”

Thi công sơn epoxy tự san phẳng cho nhà máy đã được các nước tiên tiến ở châu Âu áp dụng từ lâu. Khi mà vấn đề an toàn lao động, môi trường được các nước tiên tiến quan tâm sát sao thì cũng là lúc ngành sơn công nghiệp phát triển.

Ngày nay sự phát triển chóng mặt của công nghệ và kinh tế thì các xí nghiệp, các văn phòng nhà máy mọc lên theo cấp số nhân, đi theo đó việc bảo vệ sàn nhà xưởng phải đạt được những tiêu chuẩn cao như bóng đẹp, chống bám bụi, kháng khuẩn, chống trơn trượt và phải sử dụng được trong thời gian dài.

Sơn epoxy tự san phẳng chỉ là một dòng sản phẩm nhỏ trong hệ thống ngành sơn công nghiệp.Tuy nhiên sơn epoxy tự san phẳng đang được ứng dụng rất rộng rãi trong các ngành sản xuất công nghiệp, như nhà máy thuốc, trường học, bệnh viện, phòng thí nghiệm…vv. Trong nội dung bài viết, chúng tôi chỉ giới thiệu chi tiết nhất về thi công sơn epoxy tự san phẳng. Và các ứng dụng của nó để bạn đọc có một cái nhìn tổng quan nhất về sơn của chúng tôi.

1. Khái niêm sơn epoxy và sơn tự san phẳng

Sơn epoxy là sơn ứng dụng trong công nghiệp, khác với sơn thông thường, sơn epoxy là loại sơn 2 thành phần. Gọi tắt là dung môi và chất đóng rắn, Khi sử dụng bạn phải hòa trộn 2 thành phần lại theo đúng tỷ lệ quy định mới tạo ra được hỗn hợp sơn hoàn chỉnh khi thi công sơn sẽ đạt hiệu quả cao hơn.

Như thế việc phân biệt hai loại sơn epoxy và sơn thông thường rất dễ dàng. Sơn epoxy khi mua về bạn cần pha trộn hai hỗn hợp theo công thức tỷ lệ của nhà sản xuất thì sơn mới phát huy công dụng, còn sơn thông thường khi mua về bạn có thể sơn ngay hoặc pha với xăng thì có thể sơn được.

Sơn epoxy tự san phẳng hay còn có cách gọi khác  là sơn epoxy tự cân bằng dòng là một “dòng” sản phẩm trong hệ thống sơn công nghiệp (là những loại sơn dùng cho nhà máy, nhà xưởng công nghiệp, ít dùng cho các công trình dân dụng). Đặc trưng của dòng sản phẩm này không chứa hàm lượng chất bay hơi và nhấn mạnh về tính kháng bụi, kháng khuẩn. Độ bóng gần như tuyệt đối vì bạn sẽ đổ 1 lớp sơn dày khoảng 2mm lên trên bề mặt bê tông.

2. Ưu điểm, nhược điểm 

a.Ưu điểm:

  • Bảo vệ sàn bê tông tuyệt đối, với độ bền cơ học cao.
  • Tính thẩm mỹ cao : bề mặt bóng nhất, bằng phẳng gần như tuyệt đối.
  • Chịu lực, chịu mài mòn cực tốt, tải trọng 20 tấn.
  • Tính chống bám bụi và dễ dàng lau chùi: do độ bóng của sơn mang lại nên khả năng bám bụi của bề mặt sơn rất thấp song việc làm vệ sinh lau chùi trên mặt sàn cũng rất nhanh chóng và nhẹ nhàng.
  • Tính bền chắc chất lượng: chất lượng đến từ nguyên vật liệu, chúng tôi đảm bảo chất lượng và cam kết bảo hành 12 tháng sử dụng cho khách hàng.
    Cho bề mặt hoàn hảo, liền mạch, không thấm nước, không thấm dầu và sạch sẽ dễ vệ sinh, có khả năng chống cháy tốt.
  • Sang trọng : Thi công sơn epoxy tự san phẳng cho bề mặt hoàn hảo, phù hợp với những nơi sang trọng đặc biệt như : showroom , văn phòng, trường học, sảnh khách sạn..vv
  • Khả năng chịu lực, ma sát: với tính năng này thì sơn epoxy thường được dùng cho các công trình sơn cho nhà xưởng, nhà kho, tầng hầm,…
  • Đặc biệt sơn epoxy tự san phẳng có tính kháng khuẩn và chống nấm mốc tuyệt vời, là lựa chọn hàng đầu cho các nhà máy như : nhà máy hóa chất, nhà máy dược phẩm, bệnh viện, chống thấm nhà cao tầng..vv

b. Nhược điểm :

  • Sơn epoxy tự san phẳng sẽ phủ 1 lớp sơn dày tối thiểu là 1 mm lên trên bề mặt sàn của bạn. do vậy nó cũng có những hạn chế như :
    Giá thành tương đối cao so với dòng sơn phủ thông thường.
  • Việc thi công yêu cầu cốt sàn (độ phẳng của sàn) yêu cầu gần như tuyệt đối, do vậy yêu cầu chuẩn bị kỹ lưỡng ngay từ bước đổ bê tông sàn bạn phải chú ý lấy độ phẳng tốt.

3. Phạm vi ứng dụng của sơn epoxy

Trong ngành công nghiệp, Thi công sơn epoxy tự san phẳng đã dần trở thành xu thế ứng dụng rất nhiều trong các nhà máy công nghiệp, có thể kể ra các điển hình như :

  • Văn phòng công ty, đại sảnh khách sạn lớn.
  • Nền phòng thí nghiệm , bệnh viện (nơi này yêu cầu vô trùng, vô khuẩn)
  • Nhà máy cơ khí chính xác với các chi tiết nhỏ.
  • Nhà máy sản xuất điện tử, sản xuất vi mạch máy tính với các chi tiết điện tử tinh vi, chính xác, thìthi công sơn epoxy tự san phẳng là bắt buộc.
  • Nhà máy dược phẩm , sản xuất thuốc.
  • Nhà kho các loại, kho lạnh bảo quản thực phẩm.

4. Phương pháp thi công sơn 

Thi công sơn epoxy tự san phẳng thường áp dụng phương pháp đổ tự san phẳng. Đây là phương pháp thi công đơn giản nhất (so với phương pháp lăn bằng rulo và phun khí áp lực).
Các dụng cụ hỗ trợ bao gồm : giầy chuyên dụng, cào, rulo gai, băng keo 2 mặt chuyên dụng.

5. Quy trình thi công sơn 

Quy trình thi công sơn epoxy chuẩn bao gồm 5 bước cơ bản.

Bước 1 : Mài Sàn

Dùng máy mài (kết hợp máy hút bụi công nghiệp) để mài toàn bộ bề mặt sàn, mài nhiều hay ít là phụ thuộc vào độ nhẵn và chất lượng mặt sàn. Mục đích của công đoạn này là tạo độ nhám giúp sơn bám dính tốt và vệ sinh sạch sẽ bề mặt bằng máy hút bụi công nghiệp, loại bỏ các dị vật.

Bước 2 : Xử lý các khuyết tật trên sàn

Các lỗ, vết lõm, các vết nứt hay bong tróc trên sàn cần được xử lý bằng buty epoxy chuyên dụng trước khi thi công sơn. Cách làm như sau : mài mở rộng các vết nứt khuyết tật rồi trét hỗn hợp keo epoxy vào. Đợi hỗn hợp đó khô sẽ mài xả lại bằng máy mài tay.

Bước 3 : Thi công sơn epoxy lớp sơn lót :

Sau khi vệ sinh toàn bộ bề mặt xong, đảm bảo bề mặt khô, sạch sẽ, không có dầu mỡ…vv . Ta tiến hành pha sơn lót theo đúng tỷ lệ quy định và thi công sơn epoxy lót lên toàn bộ bề mặt sàn.
Sau khoảng 2h lớp sơn lót khô.

Bước 4 : Thi công sơn epoxy tự san phẳng

Trộn hỗn hợp sơn thật kỹ bằng máy trộn tốc độ cao. Đổ sơn lên sàn theo đúng định lượng đã quy định của nhà sản xuất để đảm bảo độ dày yêu cầu.Khi thi công sơn epoxy ta dùng gạt để san đều lớp sơn trên bề mặt sàn cho thật phẳng, dùng rulo gai để lăn phá bọt khí còn tồn đọng, không cho bọt khí còn nằm dưới lớp sơn. Chú ý lăn thật kỹ để đạt được độ bóng tiêu chuẩn.

Bước 5 : Nghiệm thu công trình

Sau 24h, lớp sơn khô, người và các vật nhẹ có thể di chuyển trên bề mặt.
Sau 7 ngày sơn khô hoàn toàn và đạt yêu cầu sử dụng. Lúc này các vật nặng có thể di chuyển (xe nâng, xe tải..vv)
Tiến hành nghiệm thu và đưa công trình vào khai thác.

Thi công sơn epoxy là công đoạn cuối cùng để hoàn thiện một nhà xưởng, đánh dấu quá trình đưa công trình nhà xưởng vào sử dụng. Với vai trò là chủ đầu tư, hi vọng bài viết đã giúp bạn ít nhiều trong việc lựa chọn loại sơn, chọn phương án thi công và nhà thầu thi công sơn epoxy chuyên nghiệp. Bài viết cũng cung cấp rất chi tiết những kiến thức đầy đủ nhất về sơn epoxy tự san phẳng và ứng dụng của nó trong thực tế.

Chúc bạn thành công !

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận