Cách pha sơn chịu nhiệt đúng chuẩn kỹ thuật

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các loại sơn và dụng cụ cần thiết, bạn cần pha sơn chịu nhiệt. Pha sơn chịu nhiệt đúng như tài liệu kỹ thuật hướng dẫn là cách tốt nhất để đảm bảo lớp sơn chịu nhiệt của bạn có thể đạt hiệu quả chịu nhiệt cũng như độ bền cao nhất.

blank

Sử dụng cọ quét và con lăn: Pha loãng tối đa 10%
Sử dụng súng phun có khí: Cách pha sơn loãng tối đa 20% (18 – 20 giây bằng cốc đo NK2).

Các bước pha sơn chịu nhiệt

blank

Bước 1: Lấy một lượng sơn vừa đủ (tránh lãng phí) và nhớ đậy chặt nắp hộp sơn để bảo vệ sơn sử dụng sau này.

Bước 2: Khuấy thật đều và kỹ sơn cùng với dung môi pha sơn chuyên dụng, đảm bảo sơn và dung môi hòa đều thành một.

Lưu ý

blank

Sơn có thể xảy ra tình trạng lắng cặn nên phải khuấy kĩ trước khi sử dụng.
Cần đọc kỹ tài liệu tham khảo/ hướng dẫn sử dụng để có thể pha chuẩn nhất.
Sơn chịu nhiệt đã pha nếu không sử dụng hết ngay có thể đậy nắp kín và sử dụng sau (không nên để quá lâu).

Quy trình sơn chịu nhiệt chuẩn kỹ thuật

blank

Sau khi đã pha sơn chịu nhiệt xong, hãy tiến hành sơn theo 4 bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt
Dùng bàn chải sắt chà sạch rỉ sét hoặc thổi mòn bề mặt theo tiêu chuẩn Thụy Điển SA-2.5

Sau đó dùng khăn lau sạch, không để rỉ sét, quy trình sơn phản quang dầu mỡ hoặc các tạp chất khác dính trên bề mặt được sơn.

Lưu ý: Cần đảm bảo bề mặt sơn duy trì tình trạng đạt tiêu chuẩn đến khi tiến hành sơn, nếu có rỉ sét thì cần phải thổi lại bề mặt.

Bước 2: Sơn lót
Dùng cọ quét, con lăn hoặc súng phun có khí sơn lót lên bề mặt với độ dày màng sơn khoảng: 20 microns (đối với màng sơn khô) và 41 microns (đối với màng sơn ướt).

Thời gian khô ở 25 – 30 độ C: Khô bề mặt cần 30 phút, thời chuyển tiếp giữa 2 lớp là tối thiểu 8 giờ.

Thời gian khô ở 200 – 240 độ C: Khoảng 30 phút.

Lớp sơn đề nghị: 1 lớp

blank

Bước 3: Sơn phủ
Khi lớp sơn lót đã khô, dùng cọ quét, con lăn hoặc súng phun khí sơn lớp sơn phủ lên bề mặt cần sơn.

Đảm bảo độ dày lớp sơn khoảng: 30 microns (đối với màng sơn khô) và 66 – 81 microns (đối với màng sơn ướt).

Thời gian khô ở 25 – 30 độ C: Khô bề mặt cần 30 phút, thời chuyển tiếp giữa 2 lớp là tối thiểu 2 giờ hoặc 8 giờ.

Thời gian khô ở 200 – 240 độ C: Khoảng 30 phút.

Lớp sơn đề nghị: 1 lớp
Bước 4: Vệ sinh dụng cụ
Sử dụng dung môi để làm sạch dụng cụ sau khi sơn xong.

Trên đây là cách sơn chịu nhiệt đúng chuẩn kỹ thuật. Hy vọng những thông tin này giúp bạn có thể sơn chịu nhiệt cho các vật liệu, công trình bảo vệ bề mặt tốt nhất trước ảnh hưởng của nhiệt độ cao.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận