Cầu Akashi Kaikyo có tên tiếng Anh là Pearl Bridge – một cầu treo kiểu kết cấu dây võng ở Nhật Bản bắc qua vịnh Akashi, nối Maiko ở Kobe với Iwaya của đảo Awaji và là một phần trong tuyến đường cao tốc Honshu – Shikoku.
Ý nghĩa nhân văn
Cầu Akashi Kaikyo khánh thành ngày 5/4/1998 và là cây cầu treo có nhịp dài nhất thế giới tại thời điểm đó; chiều dài nhịp chính là 1991 mét. Tổng chiều dài cầu là 3911m. Với độ dài gần 4 cây số. Cầu băng qua eo Naruto, một địa danh nổi tiếng ở Nhật Bản với những xoáy nước dữ dội, làm cản trở sinh hoạt, giao lưu và làm ăn sinh sống của cộng đồng nơi đây.
Trước khi cầu Akashi Kaikyo được xây dựng, việc đi lại khá là vất vả khó khăn, mọi người phải đi lại bằng phà qua eo biển Akashi. Nơi đây quanh năm là những cơn gió bão, vô cùng gian nan. Năm 1955, đã từng có hai chiếc phà đã bị chìm ở eo biển này trong một cơn bão, làm thiệt hai 168 người, gây thảm họa đau thương về người và của. Nỗi đau thương này đã làm dấy lên làn sóng “phải làm điều gì đó” trong tiềm thức con người Nhật Bản. Qua sự việc đau lòng này, chính phủ Nhật Bản đã có kế hoạch xây dựng một cây cầu treo qua eo biển. Kể từ đó, hàng ngàn kỹ sư giỏi đã bỏ bao công sức ngày đêm lên kế hoạch, nghiên cứu và tìm tòi cho giải pháp khả thi nhất.
Để xây dựng thành công cầu này, người ta đã phải mất hàng vài thập kỷ để lên kế hoạch thiết kế, thi công, chuẩn bị tài chính, thực hiện dự án… Và sau 10 năm xây dựng từ 1988, chiếc cầu gồm 6 làn xe đã hoàn thành, nối Akashi với đảo Awaji. Tổng chi phí ước tính khoảng 5 tỷ Đô Mỹ. May mắn thay cho Nhật Bản là thời đó kinh tế Nhật đang phát triển rất mạnh, cùng với nỗi xót xa về con người nên chính phủ đã cho phép đầu tư số vốn khổng lồ vào công trình này.
Ý nghĩa kinh tế
Nhờ cầu Akashi Kaikyo, thời gian đi lại giữa Honshu và Shikoku được rút ngắn đáng kể và rõ ràng thuận lợi hơn nhiều. Thời gian đi từ Kobe đến đảo Awaji được rút ngắn một nửa. Việc đi lại từ Osaka đến Tokushima chỉ mất 1 giờ 40 phút so với trước đây phải đi phà mất 3 giờ.
Bên cạnh việc tiết kiệm thời gian, cầu này cũng sẽ tạo sự thúc đẩy cần thiết cho kinh tế địa phương, thậm chí nhiều hơn cầu Seto Ohashi vì nối Shikoku trực tiếp với các trung tâm công nghiệp và kinh tế của vùng Kansai. Cầu Akashi Kaikyo giúp tăng tổng sản phẩm khu vực ở 2 tỉnh Hyogo, Osaka và 4 tỉnh ở Shikoku thêm gần 1,2 tỉ đôla vào năm 2000. Số du khách từ khu vực Kansai đến Shikoku tăng đáng kể, tạo tiền đề kinh tế cho cả một khu vực.
Công nghệ vượt bật
Thực tế, nhiều người ở Nhật Bản đã nghĩ tới việc xây dựng cầu nơi đây cách đây hơn 100 năm tuy nhiên điều đó thật khó thực hiện. Ban đầu người ta có kế hoạch xây dựng một cây cầu có cả đường sắt, nhưng khi dự án bắt đầu vào tháng 4 năm 1986 nó đã bị hạn chế xuống chỉ dành cho đường bộ với sáu làn xe. Trên thực tế, công việc xây dựng đã không được tiến hành cho đến tháng 5 năm 1988 và vào ngày 5 tháng Tư năm 1998 cây cầu đã được khánh thành. Eo biển Akashi là một tuyến đường thuỷ quốc tế nên cần phải có bề rộng thông thuyền là 1500m.
Người Nhật đã thật sự thành công với công cuộc xây dựng một cây cầu hoàn hảo như vậy. Họ được thế giới đánh giá cao bởi cây cầu này là biểu tượng cho những tiến bộ mới nhất trong kỹ thuật xây dựng cầu của thế giới. Hai trụ cầu chính nằm trên trụ bê tông cao 65m và có đường kính 80m. Mỗi đường cáp treo dài 4km bao gồm 36.830 sợi dây có đường kính 5mm. Khí không có hơi nước được bơm qua các đường cáp để dây không bị rỉ sét. Điều đáng nói về những đường cáp ở đây là bởi chúng là 1 trong hơn 100 sáng chế kỹ thuật được cấp bằng chuẩn mực phát minh, sáng chế trong thời gian xây dựng cầu và được giới chuyên môn trên thế giới thừa nhận và đánh giá cao nhất.
Thế giới càng nể trọng công nghệ Nhật Bản hơn khi biết đến cây cầu nằm gần tâm động đất Hanshin. Có một trận động đất lớn năm 1995 với cường độ 7,2 độ Richter đã khiến hơn 6000 người thiệt mạng nhưng cầu này đã không hề bị tác động và ảnh hưởng của trận bạo thiên tai đó. Cơ quan quản lý cầu Honshu-Shikoku – nơi chịu trách nhiệm xây dựng và bảo dưỡng cầu Akashi Kaikyo cho biết “Cây cầu này có thể chịu được động đất tới 8,5 độ Richter, vô vàn hiên ngang trước gió lớn với vận tốc 280km/h và sóng thần 4,5m/giây”.
Những ai đến thăm cầu Akashi dù chỉ một lần cũng có thể xúc động trước sự hoành tráng, vẻ đẹp kỳ vĩ và sức mạnh của bộ óc cộng sinh với đôi bàn tay khéo léo của con người Nhật Bản, thật ngưỡng mộ!